Nội dung bài viết
- 1. Uống trà khi mang thai quá nhiều gây ra những nguy cơ nào?
- Uống trà khi mang thai quá nhiều gây ra những nguy cơ nào?
- 2. Uống trà khi mang thai mẹ cần tránh những loại nào?
- Uống trà khi mang thai mẹ cần tránh những loại nào?
- Trà cây dâm bụt
- Trà ma hoàng
- Trà đương quy
- Trà xanh
- Trà sả
- Trà sâm
- Trà rễ cam thảo
- 3. Lưu ý khi uống trà trong thời kỳ mang thai
- 4. Uống trà khi mang thai và những điều cần biết
1. Uống trà khi mang thai quá nhiều gây ra những nguy cơ nào?
Uống trà khi mang thai quá nhiều gây ra những nguy cơ nào?
Theo các nghiên cứu, trong lá trà có chứa 2-5% thành phần caffeine. Nếu thường xuyên uống trà, cơ thể sẽ đạt tới một độ hưng phấn nhất định, làm tăng yếu tố kích thích động thai, thậm chí còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi, khiến em bé sinh ra có thể bị nhẹ cân.
Mặt khác, trong lá trà còn chứa acid tannic và theophylline, đặc biệt là acid tannic khi kết hợp với nguyên tố sắt sẽ trở thành một hợp chất khó hấp thu, từ đó khiến thai nhi không hấp thu được chất sắt. Vì vậy, nếu uống nhiều trà đặc sẽ gây ra nguy cơ thiếu máu cho người mẹ, ngay cả thai nhi cũng sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt bẩm sinh.
Ngoài ra, việc thường xuyên uống trà làm tim đập nhanh hơn, đi tiểu nhiều hơn, tuần hoàn máu nhanh hơn, khiến tim và thận vốn đã yếu hơn bình thường của thai phụ phải chịu gánh nặng hơn.
Xem thêm: Uống Trà Gì Dễ Ngủ? 11 Loại Trà Thảo Mộc An Thần Giúp Ngủ Ngon
2. Uống trà khi mang thai mẹ cần tránh những loại nào?
Uống trà khi mang thai mẹ cần tránh những loại nào?
Trà cây dâm bụt
- Trà cây dâm bụt có mùi vị rất thơm và mang lại tác dụng làm trẻ hóa cơ thể. Tuy nhiên, do chiết xuất từ phần rễ cây có nguy cơ can thiệp vào nồng độ estrogen, sẽ làm cản trở quá trình phát triển của phôi thai. Ở 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên tránh uống trà cây dâm bụt.
Trà ma hoàng
- Thành phần của ma hoàng là các alkaloid tự nhiên gồm ephedrine và các dẫn chất. Các chất này có thể khiến huyết áp tăng, nhịp tim tăng và kích thích cơ tử cung co bóp. Vì vậy, nếu bà bầu uống trà ma hoàng sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Trà đương quy
- Đương quy là thảo dược chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai và có thể gây kích thích tử cung, nguy cơ gây sảy thai.
Trà cohosh (thiên ma)
- Trà cohosh được phân chia thành nhiều loại nhưng phổ biến nhất là loại xanh và loại đen (còn gọi là thiên ma). Trà thiên ma có thể gây chuyển dạ sớm nên được khuyến cáo không sử dụng cho thai phụ.
Trà xanh
- Trà xanh là loại trà phổ biến nhất, tuy nhiên mẹ bầu nên hạn chế sử dụng. Trà xanh chứa nhiều caffeine, gây cản trở việc hấp thụ axit folic, làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống.
Trà sả
- Trà sả có tác dụng phụ có thể gây hạ huyết áp và co bóp cổ tử cung nếu sử dụng không cẩn thận, nên bị chống chỉ định đối với mẹ bầu.
Trà sâm
- Nhân sâm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu bà bầu dùng nhân sâm lại gây tác hại đối với sự phát triển của thai nhi, gây dị tật bẩm sinh, chảy máu khi sinh, tiêu chảy, rối loạn giấc ngủ, khô miệng và mất cân bằng lượng đường trong máu.
Trà rễ cam thảo
- Cam thảo chứa hợp chất glycyrrhizin có thể gây căng thẳng cho thai nhi, giảm chỉ số thông minh và gia tăng các vấn đề hành vi của trẻ sau này. Sử dụng nhiều trà cam thảo khi mang thai cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ như bất thường tinh hoàn đối với trẻ nam và rối loạn ống dẫn trứng đối với trẻ nữ.
3. Lưu ý khi uống trà trong thời kỳ mang thai
H2: Lưu ý khi uống trà trong thời kỳ mang thai
Mẹ bầu cần có kiến thức về các loại trà thảo mộc cần tránh trong thai kỳ để quá trình mang thai suôn sẻ hơn. Lưu ý, trước khi dùng bất cứ loại trà nào cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ.
Thay vì uống trà, mẹ bầu có thể uống nước trái cây vừa giúp mẹ khỏe lại tốt hơn cho thai nhi. Nước trái cây cũng là một thức uống ngon và có thể uống hàng ngày.
Xem thêm: Mẹ Bầu Nên Uống Và Nên Tránh Nước Gì Khi Mang Thai?
4. Uống trà khi mang thai và những điều cần biết
Qua bài viết trên, mẹ đã biết được mức độ ảnh hưởng của việc uống trà khi mang thai tới em bé của mình. Nếu mẹ còn những thắc mắc về việc uống trà khi mang thai hay chế độ dinh dưỡng khi mang thai, mẹ có thể hẹn lịch thăm khám bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể.
Tham khảo link trà hoa, trà thảo mộc uy tín, chất lượng: Tại Đây!